Thuế Suất Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì

Thuế Suất Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

Cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thế nộp thuế thu nhập doanh nghiệp qua hệ thống thuế điện tử, dịch vụ công quốc gia, internet banking của ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại ngân hàng.

Mẫu giấy nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp:

Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được tư vấn, hỗ trợ nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn về việc khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tôi có công ty may doanh thu mỗi năm tầm 20 tỷ chưa trừ chi phí, tôi muốn hỏi công ty tôi phải chịu mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP về hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định:

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.

Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề.

Như vậy đối với trường hợp của công ty anh/chị thì mức thuế suất mà công ty anh/chị phải chịu là 20% năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của anh/chị

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế TNDN và quyết toán thuế TNDN như thế nào? Hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thuế TNDN là một nguồn thu Thuế quan trọng của Nhà nước

Thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Dưới đây là trình tự thực hiện và thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Bước 1. Lập hồ sơ quyết toán thuế. Thành phần hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm có:

1) Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.

2) Báo cáo tài chính năm gồm có:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN).

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN).

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN).

- Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.

- Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.

3) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc.

Ngoài ra, tùy theo thực tế phát sinh đặc thù của từng doanh nghiệp mà nộp thêm các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN tại cơ quan thuế theo đúng thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN sẽ được lùi lại vào ngày làm việc tiếp theo.

Doanh nghiệp nộp thuế cho cơ quan thuế nơi có trụ sở chính và có thể lựa chọn một trong các cách nộp thuế sau:

- Cách 1: Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế.

- Cách 2: Nộp qua qua hệ thống bưu chính.

- Cách 3: Nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết

Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào số văn thư của cơ quan thuế.

Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thông xử lý dữ liệu điện tử.

Doanh nghiệp lưu ý cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thời gian quyết toán thuế để chủ động tính toán mức thuế phải nộp và thời gian nộp. Tránh trường hợp nộp thuế muộn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính thuế. Hy vọng có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ với cơ quan Thuế - Bộ Tài Chính gần nhất để được trợ giúp.

Thời gian quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019 về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm. Theo đó quy định về thời gian thực hiện quyết toán thuế TNDN như sau:

1) Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch: Hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

2) Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Như vậy, thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 chậm nhất tính theo năm dương lịch là vào ngày 31/3/2024. Đây là thời hạn chung cho tất cả các doanh nghiệp, bất kể hình thức kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động. Doanh nghiệp cần nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN kèm theo báo cáo tài chính năm 2023. Nếu nộp chậm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo mức độ chậm trễ.

Thời gian quyết toán thuế đối với trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, hợp đồng, tái tổ chức: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày phát sinh sự kiện.

- Trường hợp doanh nghiệp gặp thiên tai/hỏa hoạn/tai nạn bất ngờ: Phải làm đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2024 cũng là vào ngày 31/3/2024. Đây là thời hạn dành cho các doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ và nộp thuế TNCN cho người lao động. Nếu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thời hạn là ngày 30/04/2024.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế TNDN ban hành ngày 15/7/2020 quy định cách tính thuế TNDN như sau:

“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này”.

Cách tính thuế TNDN là: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất.

Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là quá trình tính toán, kê khai doanh thu, thu nhập từ hoạt động sản xuất, bán hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp theo luật định để nộp thuế cho cơ quan Thuế.

Quyết toán thuế TNDN là một nghiệp vụ kế toán quan trọng, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu 03/TNDN kèm theo các phụ lục theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Đối tượng nộp thuế TNDN là ai?

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Bao gồm các đối tượng như:

- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;

- Văn phòng luật sư, văn phòng công chứng tư;

- Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí;

- Công ty điều hành chung, đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế;

- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

- Các cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua các cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.