Chủ Tịch Trường Hải Auto

Chủ Tịch Trường Hải Auto

GIÁ XE KIA K250 MỚI NHẤT Cập nhật giá xe KIA K250 – 2,4 tấn [...]

Tổng Quan về Công ty TNHH MTV Ô tô Trường Hải Kiên Giang (THACO AUTO Kiên Giang)

Công ty TNHH MTV Ô tô Trường Hải Kiên Giang (THACO AUTO Kiên Giang) trực thuộc tập đoàn THACO AUTO, kinh doanh các dòng xe (du lịch, tải, bus) và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng chính hãng ô tô, xe máy.

THACO AUTO Kiên Giang có trụ sở chính tọa lạc tại đường Ba Tháng Hai, thành phố Rạch Giá và 1 địa điểm kinh doanh tại thị trấn Dương Đông, thành phố Phú Quốc. Kể từ khi hình thành và phát triển, THACO AUTO Kiên Giang luôn nỗ lực mang lại sự thuận tiện cho khách hàng địa phương và khu vực lân cận thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đúng theo tinh thần “Tận Tâm Phục Vụ” từ tập đoàn THACO AUTO.

Văn phòng UBND tỉnh vừa thông báo lịch tiếp công dân tháng 5.2023 của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.

Quang cảnh buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4 của các đồng chí: Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương (ảnh tư liệu)

Theo kế hoạch, vào 8 giờ ngày 10.5, các đồng chí: Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương sẽ tiếp công dân định kỳ tháng 5 tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh (số 45 phố Bắc Sơn, phường Quang Trung, TP Hải Dương).

Trụ sở tiếp công dân của tỉnh tại số 45 phố Bắc Sơn, phường Quang Trung (TP Hải Dương)

Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương đề nghị công dân đăng ký nội dung tiếp công dân tại Ban Tiếp công dân tỉnh trước ngày 8.5 để tham gia buổi tiếp công dân của các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh.

UBND tỉnh Hải Dương giao Ban Tiếp công dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, nội dung đăng ký tiếp dân của công dân, sắp xếp nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh và những vụ việc có tính chất phức tạp, kéo dài để các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp trước, các vụ việc thuộc thẩm quyền cấp huyện được tiếp sau.

Vừa qua, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu: Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hải Phòng từng bước khẳng định vai trò trung tâm kinh tế - xã hội lớn của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Hải Phòng trở thành “điểm sáng” trong bức tranh chung của cả nước. Đời sống vật chất cũng như đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân thành phố ngày càng được nâng cao. Quy mô kinh tế Hải Phòng không ngừng được mở rộng, duy trì vị trí thứ hai trong vùng đồng bằng sông Hồng (sau Thủ đô Hà Nội). Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) theo giá hiện hành năm 2023 đạt 402.504,70 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2018. Theo đó, tỷ trọng GRDP Hải Phòng theo giá hiện hành trong GDP cả nước tăng từ 3% năm 2018 lên 3,9% năm 2023. Tăng trưởng GRDP bình quân đầu người giai đoạn 2019-2023 đạt 11,64%, gấp 2,83 lần tăng trưởng GDP bình quân đầu người của cả nước (4,11%/năm) và gấp 1,97 lần GDP vùng đồng bằng sông Hồng (5,92%/năm). Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 (theo giá hiện hành) đạt 76,7 triệu đồng/người/năm, gấp 1,29 lần bình quân chung cả nước (59,4 triệu đồng/người/năm). Trung bình giai đoạn 2019-2023, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố đạt 67,58 triệu đồng/người/năm, gấp 1,25 lần bình quân chung cả nước (53,66 triệu đồng/người/năm), gấp 1,23 lần giai đoạn 2014-2018.

Không chỉ đảm bảo tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng được cải thiện đáng kể theo hướng tăng năng suất lao động, gia tăng tỷ lệ đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào quy mô GRDP và tăng trưởng kinh tế. Hải Phòng thuộc nhóm các địa phương có năng suất lao động cao nhất cả nước. Năm 2023, năng suất lao động theo giá hiện hành đạt 394,73 triệu đồng/lao động, cao gấp 1,98 lần bình quân chung cả nước (199,3 triệu đồng/lao động), gấp 2,07 lần so với năm 2018 (190,86 triệu đồng/lao động). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2023 đạt 259,63 triệu đồng/lao động, bình quân giai đoạn 2018-2023 tăng 14,39%/năm.

Thành phố luôn chú trọng việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, gắn với hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Công tác cải cách hành chính đã có những bước chuyển biến rõ rệt, toàn diện, tác động tích cực vào hoạt động quản lý điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế -xã hội của thành phố, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Giai đoạn 2019-2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố có những bước phát triển mạnh mẽ liên tục đạt vị trí xếp hạng cao. Năm 2021 là năm đầu tiên, thành phố vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố và thứ 2/11 trong vùng đồng bằng sông Hồng. Năm 2022 và 2023, PCI Hải Phòng đều xếp vị trí thứ 3 cả nước và thứ 2/11 trong vùng đồng bằng sông Hồng. Chỉ số cải cách hành chính (PAR-INDEX) luôn duy trì là 1 trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước. Năm 2021, lần đầu tiên Hải Phòng bứt phá lên ngôi vị quán quân chỉ số cải cách hành chính với kết quả 91,8%. Các chỉ số thành phần về công tác chỉ đạo điều hành; cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính, hiện đại hóa nền hành chính luôn đạt thứ hạng cao, trong đó các chỉ số về cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công liên tục đứng vị trí thứ nhất...

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc về phát triển kinh tế gắn liền với văn hóa, thời gian qua, cùng với những chỉ đạo, quyết sách để phát triển về kinh tế, thành phố đồng thời chú trọng nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hoá, coi đây là nguồn sức mạnh nội sinh, là động lực tinh thần lực quan trọng góp phần xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ mới. Nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên trong phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, bảo đảm an sinh xã hội của nhân dân đã được thành phố ban hành trong những năm qua. Mức chi cho văn hoá được tăng lên qua các năm được thể hiện qua Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 08/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về công trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp thành phố và Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố về công trợ kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2027. Một số lễ hội của thành phố được tổ chức hằng năm mang những nét đặc trưng và đậm dấu ấn Hải Phòng, như: Lễ hội Hoa phượng đỏ, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (quận Đồ Sơn), Lễ hội làng cá Cát Bà (huyện Cát Hải)...

Môi trường văn hóa được chú trọng, nòng cốt là triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; giữ gìn và phát huy bản sắc, giá trị, phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp; giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tinh thần tương thân, tương ái. Nhiều lễ hội, trò chơi dân gian được khôi phục cùng với hàng trăm lễ hội truyền thống, lễ hội cách mạng, lễ hội tôn giáo với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng đã tạo không khí vui tươi, hào hứng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hình thành nhân cách, lối sống tích cực trong các tầng lớp nhân dân, phát huy đặc trưng bản sắc văn hóa, con người Hải Phòng...

Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 04/02/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn thành phố của Ban Thường vụ Thành ủy cũng đã xác định mục tiêu “Giữ vững, bồi đắp, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Hải Phòng trong quá trình toàn cầu hóa, chủ động hội nhập quốc tế. Xây dựng con người Hải Phòng phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; khai thác và phát huy hiệu quả các cốt cách của người Hải Phòng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thành phố”...

Thành phố luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa một cách toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Hiện nay, Hải Phòng còn giữ được 5 hình thức nghệ thuật (chèo, múa rối, cải lương, kịch nói, ca múa nhạc). Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Thành phố đã ban hành Đề án quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; theo đó, Hải Phòng tiếp tục duy trì thực hiện, phát huy các chương trình như “Sân khấu truyền hình”, “Sáng đèn Nhà hát thành phố”…; Xây dựng các video tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử của thành phố; số hóa di sản... Các hoạt động này đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, hiện đại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Hải Phòng; hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm văn hóa lớn, mang bản sắc riêng.

Một trong những điểm đặc biệt của thành phố Hải Phòng là chủ trương “Đầu tư cho an sinh xã hội phải đi trước so với tốc độ phát triển kinh tế” đã được lãnh đạo thành phố tích cực thực hiện, cụ thể hóa bằng nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên trong phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, văn hoá, xã hội, xây dựng nông thôn mới... Hội đồng nhân dân thành phố ban hành nhiều nghị quyết về an sinh xã hội, nhất là Nghị quyết về nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho các đối tượng chính sách, gấp 1,4 lần quy định của Chính phủ; Nghị quyết về cơ chế cấp gạch, xi măng, hỗ trợ tiền để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các gia đình chính sách, thực hiện việc hỗ trợ 100% học phí cho học sinh các cấp; áp dụng mức thưởng cao cho học sinh và giáo viên có học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và các vận động viên thể thao có thành tích cao, có cơ chế chính sách phù hợp để đầu tư, khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ và nhân dân tích cực tham gia sáng tạo, cống hiến tài năng, trí tuệ. Như vậy, cùng với phát triển kinh tế thì phát triển văn hoá đã thực sự trở thành nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững để thành phố Hải Phòng từng bước phấn đấu trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, khẳng định vai trò động lực phát triển đất nước.

Trong thời gian tới, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc về phát triển kinh tế gắn liền với văn hóa và để phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố giai đoạn hiện nay, Hải Phòng xác định việc xây dựng môi trường văn hóa số gắn với phát triển kinh tế số, xã hội số và công dân số; Tiếp tục bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng… Việc phân bổ nguồn lực phát triển văn hóa, con người phải tương xứng với thành tựu phát triển kinh tế. Thành phố quan tâm đầu tư, bố trí nguồn lực xây dựng, bổ sung, nâng cấp các thiết chế văn hóa, nhất là ở những địa bàn khó khăn, những nơi sáp nhập xã, thôn, tổ dân phố. Xây dựng phương án tổng thể phát huy hiệu quả sử dụng các công trình nhà văn hóa, khu thể thao đã được đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, đề xuất cơ chế chính sách tôn vinh, đãi ngộ với các nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong việc cống hiến, trao truyền, phổ biến các giá trị văn hóa. Thiết lập môi trường thuận lợi để phát hiện, đào tạo, phát huy tài năng trẻ, coi các tài năng nghệ thuật cũng là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố; tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật để văn hóa trở thành “đại sứ”, trở thành động lực phát triển ngành du lịch và kinh tế thành phố…

ThS Phạm Thị Liên - GVC Khoa Nhà nước và pháp luật,

Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), chiều ngày 12/6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou; đến thăm đồng chí Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, bà con Việt kiều và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Lào.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: VOV

Tại các cuộc hội kiến, Thủ tướng Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào; nhấn mạnh đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều này thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng như của cá nhân Chủ tịch nước Trần Đại Quang đối với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội Lào cũng bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn dành sự giúp đỡ, ủng hộ vô cùng to lớn và quý báu cho Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay; cảm ơn Việt Nam đã tích cực ủng hộ để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2016.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng sang thăm đất nước Lào tươi đẹp; đánh giá cao các thành tựu quan trọng mà nhân dân Lào anh em đã giành được trong thời gian qua; chúc mừng Lào đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội Lào khóa VIII và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố lần đầu tiên; chúc mừng các đồng chí Thongloun Sisoulith và Pany Yathotou đã được Quốc hội Lào tín nhiệm bầu làm Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới; đồng thời bày tỏ tin tưởng nhân dân Lào anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII giai đoạn 2016-2020.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đánh giá cao kết quả tốt đẹp của chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Thủ tướng Thongloun Sisoulith (tháng 5/2016) và cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou sang dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (tháng 1/2016).

Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou. Ảnh: VOV

Các vị lãnh đạo đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước nói chung và giữa Quốc hội, Chính phủ hai nước nói riêng; góp phần quan trọng giúp hai nước đạt được nhiều thành tựu trong Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật Việt - Lào giai đoạn 2011-2020 và Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2011-2015. Hai bên đã trao đổi sâu rộng về các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả, nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước và kết quả Kỳ họp lần thứ 38 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, phấn đấu hoàn thành thắng lợi Hiệp định hợp tác song phương giữa Chính phủ hai nước giai đoạn 2016-2020, cũng như không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước.

Thủ tướng Thongloun Sisoulith nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để rà soát, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước triển khai tốt các dự án đầu tư liên doanh; không ngừng đẩy mạnh hợp tác Lào-Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo….

Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhất trí sẽ phối hợp với Quốc hội Việt Nam tăng cường giám sát việc triển khai các thỏa thuận và hiệp định giữa hai nước; cũng như sẽ xem xét rà soát các văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt tại Lào trong lao động, kinh doanh, học tập và ổn định cuộc sống tại Lào, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Lào, cũng như đóng góp cho quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong các khuôn khổ hợp tác của Cộng đồng ASEAN, cũng như tại các tổ chức nghị viện khu vực và quốc tế.

* Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến thăm đồng chí Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; đến thăm và nói chuyện cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Lào.