Trong quá trình xuất nhập khẩu, khai báo hải quan là một trong những công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Vậy quy trình thực hiện thủ tục hải quan là gì? Hồ sơ cần chuẩn bị thế nào? Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan nhé.
Kiểm tra và thông quan hàng hóa
- Nếu hàng hóa bị phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ, chủ hàng hoặc đại lý phải nộp bản giấy của bộ hồ sơ cho hải quan để kiểm tra.
Nếu tờ khai luồng vàng: Hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ.
Nếu tờ khai luồng đỏ: Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa (cân, đo, kiểm đếm) và hồ sơ giấy.
- Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm tra và đóng thuế đầy đủ, cơ quan hải quan sẽ cấp phép thông quan hàng hóa. Doanh nghiệp có thể nhận hàng từ cảng hoặc kho lưu trữ.
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (thường là 5 năm). Hồ sơ này cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra sau thông quan và đối chiếu sau này.
Hướng dẫn quy trình làm thủ tục hải quan chi tiết
Quy trình làm thủ tục hải quan gồm các bước sau:
Bộ chứng từ cơ bản cần phải có khi làm thủ tục hải quan bao gồm:
Vận đơn đường biển (nếu hàng hóa đi bằng đường biển) hoặc vận đơn đường hàng không (nếu hàng hóa đi bằng đường hàng không).
Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin).
- Khai báo hải quan điện tử qua hệ thống VNACCS/VCIS (đối với hải quan điện tử): Doanh nghiệp hoặc đại lý hải quan kê khai các thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, cung cấp thông tin về hàng hóa như tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền và nộp hồ sơ hải quan trực tuyến.
- Sau khi khai báo, hệ thống sẽ phân luồng hàng hóa theo ba luồng: Luồng xanh, Luồng vàng, hoặc Luồng đỏ.
Luồng xanh: Hàng hóa được thông quan ngay mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa.
Luồng vàng: Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy, nhưng không kiểm tra hàng hóa thực tế.
Luồng đỏ: Hàng hóa phải trải qua cả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế.
- Doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu và các loại lệ phí liên quan (nếu có). Các loại thuế thường bao gồm:
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
- Việc đóng thuế và lệ phí có thể thực hiện qua hệ thống ngân hàng hoặc tại các cửa khẩu hải quan.
Hồ sơ thủ tục hải quan bao gồm những gì?
Hồ sơ hải quan là tập hợp các tài liệu và thông tin cần thiết để thực hiện thủ tục hải quan khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Hồ sơ hải quan bao gồm:
Chứng từ trong hồ sơ hải quan có thể là tài liệu giấy hoặc tài liệu điện tử. Tài liệu điện tử phải tuân thủ các quy định về tính toàn vẹn và định dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Mong rằng với những chia sẻ của ALS, bạn đọc đã hiểu rõ được khái niệm thủ tục hải quan là gì cũng như quy trình làm thủ tục hải quan được cập nhật mới nhất.
Ngoài ra, Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan tại sân bay Nội Bài vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬 Email: [email protected]: 1900 3133Website: https://als.com.vn/Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn
Thủ tục hải quan là quy trình không thể thiếu trong xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục hải quan, từ khai báo đến thông quan hàng hóa, giúp doanh nghiệp có thêm thông tin hữu ích để quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi.
Theo Khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 quy định Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Hiểu đơn giản, thủ tục hải quan sẽ tập hợp các quy trình kiểm soát và thủ tục hành chính nhằm đảm bảo hàng hóa và phương tiện vận chuyển nhập khẩu hoặc xuất khẩu tuân thủ các quy định của pháp luật. Nó bao gồm các loại giấy tờ mà cơ quan hải quan yêu cầu để làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu.
Thời gian hoàn thành thủ tục hải quan
Thời gian hoàn thành thủ tục hải quan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hình hàng hóa, loại luồng kiểm tra, và sự chuẩn bị đầy đủ của hồ sơ. Dưới đây là thời gian ước tính cho các trường hợp thường xảy ra:
Hàng hóa luồng xanh: Doanh nghiệp sẽ được thông quan hàng hóa ngay lập tức mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa hay kiểm tra hồ sơ giấy. Do đó, thời gian hoàn thành thủ tục hải quan chỉ trong khoảng 15 - 30 phút.
Hàng hóa luồng vàng: Hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy, do đó doanh nghiệp phải nộp đầy đủ giấy tờ để hải quan xét duyệt. Nếu hồ sơ đầy đủ và không có sai sót, quá trình sẽ diễn ra nhanh chóng. Thời gian hoàn thành thường từ 2 - 4 giờ, nhưng có thể kéo dài nếu hồ sơ phức tạp.
Hàng hóa luồng đỏ: Nếu tờ khai bị luồng đỏ, hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa, thường bao gồm việc cân đo, kiểm tra mã hàng, loại hàng, số lượng, và đối chiếu với hồ sơ. Quá trình này thường mất thời gian hơn do phải phối hợp với nhiều đơn vị liên quan. Để hàng hóa được thông quan, quá trình này phải mất khoảng 1 - 2 ngày, có thể kéo dài hơn nếu hàng hóa phức tạp hoặc có sai sót trong bộ chứng từ và hàng hóa thực tế không khớp với thông tin trên bộ chứng từ.
Thủ tục hải quan ưu tiên: Áp dụng cho các doanh nghiệp được ưu tiên, miễn kiểm tra hồ sơ và hàng hóa. Thời gian xử lý sẽ nhanh hơn đáng kể so với các trường hợp thông thường. Quy trình làm thủ tục hải quan ưu tiên rất nhanh, có thể chỉ từ 15 - 30 phút là đã được hoàn tất, hàng hóa được thông quan.
Đối với hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: Thời gian hoàn thành sẽ từ 1 - 3 ngày tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra. Thời gian hoàn thành sẽ phụ thuộc vào thời gian xử lý của các cơ quan chức năng liên quan.
Quy trình làm thủ tục hải quan
Như vậy, chúng ta đã hiểu rõ được thủ tục hải quan là gì cũng như vai trò của nó. Vậy, thủ tục hải quan được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Thủ tục hải quan là quy trình phức tạp mà người nhập khẩu và xuất khẩu phải tuân thủ khi chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia. Dưới đây là các bước chính của thủ tục hải quan:
Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ hải quan
Bước 2: Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm kiểm tra
Bước 3: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác
Tuy nhiên, quy trình thủ tục hải quan có thể thay đổi tùy theo quốc gia và loại hàng hóa. Vì vậy, cần phải tìm hiểu kỹ để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục hải quan
Dưới đây là một số lưu ý mà doanh nghiệp nhất định phải biết khi làm thủ tục hải quan:
Mục đích của việc khai báo hải quan
Mục đích chính của việc khai báo hải quan là cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về hàng hóa và giao thông vận tải liên quan trong quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Cụ thể:
Vai trò của thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan đóng vai trò quan trọng, là điều kiện bắt buộc phải có trong hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý thương mại quốc tế. Nó là một bộ quy tắc, quy định và thủ tục cần thiết để kiểm soát dòng chảy hàng hóa và phương tiện vận tải qua biên giới. Vai trò của thủ tục thông quan xuất nhập khẩu có thể kể đến như:
Giúp ngăn chặn hàng hóa cấm, hàng hóa nguy hiểm, vũ khí và các mặt hàng vi phạm pháp luật khác xâm nhập vào lãnh thổ, ngăn chặn buôn lậu và các hoạt động phi pháp, đảm bảo an ninh quốc gia.
Giúp xác định và thu đúng các loại thuế, phí hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong các hoạt động thương mại.
Giúp kiểm soát các loại hàng hóa có thể gây hại đến môi trường, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Giúp cung cấp số liệu thống kê chính xác về hoạt động xuất nhập khẩu, giúp các cơ quan quản lý có dữ liệu hoạch định chính sách đúng đắn.