Trong xã hội Nhật Bản, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, do vậy, khi thiết kế chương trình phát triển cộng đồng, Chính phủ luôn chú trọng đến vai trò của người phụ nữ. Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 25.000 tổ chức phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực xã hội khác nhau có liên hệ chặt chẽ với Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Nhật Bản. Vì vậy, sự tham gia của phụ nữ vào công tác BVMT mang đến sự thay đổi quan trọng trong việc thực hiện các quy định về BVMT trong cộng đồng và mỗi gia đình.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường của chúng ta...
Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường.
Các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi từ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện là vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt một cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của một số người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn xã Xuân Bái chúng ta mặc dù đa số các hộ gia đình đã nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, nhưng bên cạnh đó có những người, những hộ gia đình mang xác động vật chết ném xuống tuyến kênh mương, ao, hồ, sông, ra đường, hoặc điểm tập kết rác. Đó là do những thói quen xấu, có từ lâu, khó sửa đổi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường.
Tại khu dân cư một số hộ gia đình không nộp phí vệ sinh môi trường hàng tháng, lợi dụng lúc trời tối, những đoạn đường vắng người vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng, xuống sông... Đây là những hành động cần lên án.
Để ngăn chặn tình trạng trên, UBND xã giao Công an xã và Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Môi trường tăng cường công tác tuần tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như sau:
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Như vậy, đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộng được quy định tại điểm c, Điều 20 Nghị định này thì chế tài xử lý đối với hành vi này là xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp.
Từ lâu, Microsoft PowerPoint đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc tạo ra các bài thuyết trình và bài giảng trực quan. Với những lợi ích của bài giảng điện tử bằng PowerPoint như sự dễ sử dụng, giao diện thân thiện cùng kho tàng mẫu thiết kế đa dạng đã giúp PowerPoint chiếm được cảm tình của hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi nhu cầu đào tạo trực tuyến ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp bắt đầu nhận ra rằng PowerPoint thông thường chưa đáp ứng đủ các yêu cầu về tính tương tác và quản lý học viên. Đó là lúc chuẩn SCORM xuất hiện, mang đến một giải pháp toàn diện hơn cho việc xây dựng các khóa học trực tuyến chuyên nghiệp.
SCORM là một tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp một khuôn khổ chung để tạo ra, đóng gói và trao đổi các nội dung học tập điện tử. Nhờ đó, các bài giảng chuẩn SCORM có thể dễ dàng tích hợp vào các hệ thống quản lý học tập LMS khác nhau, giúp cho việc theo dõi tiến độ học viên và đánh giá hiệu quả khóa học trở nên đơn giản hơn. Trong bài viết này, hãy cùng OES khám phá sự khác biệt giữa bài giảng điện tử bằng PowerPoint thông thường và bài giảng e-Learning theo chuẩn SCORM – một tiêu chuẩn quan trọng trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến.
Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước
Bài giảng điện tử PowerPoint chuẩn SCORM là gì?
Bài giảng điện tử bằng PowerPoint chuẩn SCORM là một loại bài giảng được thiết kế và phát triển tuân theo tiêu chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model). Điều này có nghĩa là bài giảng không chỉ đơn thuần là một tập hợp các slide PowerPoint, mà còn được cấu trúc và đóng gói theo một cách đặc biệt để có thể tương tác và tích hợp một cách linh hoạt với các hệ thống quản lý học tập (LMS) khác nhau.
Với lợi thế ra đời sau và là sản phẩm của công nghệ hiện đại, bài giảng điện tử bằng PowerPoint chuẩn SCORM sở hữu nhiều ưu thế hơn so với các hình thức truyền thống. Được xây dựng dựa trên chuẩn SCORM và đa dạng các định dạng như HTML, loại bài giảng điện tử này kết hợp nhuần nhuyễn giữa video, hình ảnh động, slide trình chiếu… tạo ra một trải nghiệm học tập sống động và tương tác cao. Nhờ đó, người học có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Tiêu chuẩn SCORM là gì khi triển khai e-Learning