Nếu ở lại với Mai cho đến đoạn credit hiện lên, khán giả sẽ thấy cái tên Bình Bồng Bột xuất hiện với tư cách biên kịch, xếp ngay dưới đạo diễn Trấn Thành. Đây là dự án anh viết 34 lần, mất 3 năm để hoàn thiện. Dù vậy, Bình Bồng Bột luôn nghĩ bản thân đơn thuần chỉ là người được Trấn Thành chọn để chấp bút cho kịch bản ấy. Nhân dịp phim ra mắt, biên kịch có nhiều chia sẻ với chúng tôi về quá trình làm phim cũng như quan điểm về sự nghiệp viết lách.
Cách tiếp cận, thu hút khách hàng cho spa – Kịch bản tư vấn, quy trình chăm sóc khách hàng cho spa với 14 bước
Ví dụ: “Xin chào quý khách” hoặc “Thẩm mỹ viện ABC xin chào quý khách”
Ví dụ: ” Mời chị ngồi xuống, uống nước và ăn một ít trái cây”.
Ví dụ: “Xin chào, tôi là A, hiện đang là chuyên viên tư vấn cho Thẩm mỹ viện ABC”.
Ví dụ: “Hãy cho em biết tên của chị để chúng tôi có thể giúp bạn dễ dàng hơn”.
Ví dụ: “Em nghĩ chị sẽ đến tiệm spa của chúng tôi để tìm hiểu hơn về thông tin chị muốn nhé!”
Chị gặp vấn đề này bao lâu rồi? Chị đã thử phương pháp điều trị nào chưa?
Trong quá trình điều trị nám trong thời gian đó, chị có biểu hiện gì bất thường không?
Ví dụ: “Em biết và hiểu các vấn đề về da của bạn. Nếu chị sử dụng dịch vụ trị nám, chị mong muốn đạt được kết quả gì sau khi điều trị?”
Sau khi hoàn tất quá trình soi da, bạn có thể nói: “Dựa vào tình trạng của chị, kết hợp với máy soi da cho thấy tình trạng da của chị có vấn đề như vậy. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm (nám lan rộng thêm và sậm màu, nổi mụn).
“Dựa trên tình trạng da của chị, em sẽ giải thích nguyên nhân gây ra mụn trước khi giải thích phương pháp điều trị nhé ạ!
Phản hồi từ những khách hàng đã điều trị thành công trước đây có thể được sử dụng. Nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn.
Một nhà tư vấn có thể nói: “Với diện mạo mới chị em sẽ trẻ đẹp hơn và hạnh phúc hơn. Vậy chị có muốn thay đổi diện mạo ngay bây giờ không?
Tại thời điểm này, khách hàng hỏi dịch vụ sẽ có giá bao nhiêu. Là một nhà tư vấn chuyên nghiệp, bạn phải chuẩn bị cho ba mức giá. Điều này bao gồm giá chính thức, giá cung cấp và giá cuối cùng.
Nếu khách hàng từ chối sau khi công bố giá, bạn có thể xử lý từ chối theo kịch bản tư vấn khách hàng spa như sau:
Trường hợp 1: Nó có đắt không? Giá của bạn hình như cao hơn những nơi khác…
Nếu khách hàng từ chối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vì giá cả, bạn có thể thuyết phục họ bằng cách:
Ví dụ: “Hàng của em dùng là hàng chính hãng, em đã xử lý rất nhiều trường hợp dùng sản phẩm nhái, hàng dởm. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tốn kém rất nhiều. Do đó, em khuyên chị nên chú ý đến điểm này khi lựa chọn một dịch vụ nghiêm túc và chất lượng. ”
Hoặc bạn có thể nói: Chúng tôi sẽ hoàn tiền 100% nếu sau liệu trình không có tác dụng.
Trường hợp 2: Khách hàng từ chối mua hàng hóa, dịch vụ vì lý do “Tôi không có tiền”.
Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng kịch bản sau:
“Nếu hôm nay chưa đủ tiền, bạn chỉ cần đặt cọc 500.000 đồng để giữ ưu đãi hôm nay. Số tiền còn lại thanh toán vào ngày hôm sau”.
Nhấn mạnh sự đau khổ của khách hàng nếu khách hàng không thực sự mang tiền đến. Điều này sẽ khiến khách hàng lo lắng và muốn quay lại spa của bạn.
Trên đây là các kịch bản, cách tiếp cận, thu hút, tư vấn và quy trình chăm sóc khách hàng cho spa. Và để có thể chăm sóc khách hàng spa qua điện thoại tốt nhất. Thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tổng đài điện thoại ảo.
Và một trong các tổng đài điện thoại ảo được nhiều người tin cậy nhất về độ uy tín hiện nay chính là Gcalls. Chúng tôi tự hào cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tổng đài ảo tốt nhất. Với giá thành phải chăng và chất lượng tuyệt vời.
Liên hệ ngay với Gcalls để biết thêm chi tiết bạn nhé!
Biên kịch Nguyễn Thanh Bình của bộ phim bom tấn Việt – 'Mai' – bắt tay với bệnh viện FV thực hiện phim ngắn 'Không hẹn gặp lại'. Đây là bộ phim đầu tay trong vai trò đạo diễn của Nguyễn Thanh Bình. Bộ phim có sự tham gia của diễn viên Ái Như.
Đây chính là sự kiện kỷ niệm lần thứ 21 (11.4.2003-11.4.2024) của bệnh viện FV, và bộ phim chính là món quà vinh danh đội ngũ y bác sĩ và nhân viên FV.
Phim là câu chuyện về hành trình vượt qua nghịch cảnh của một diễn viên múa vừa mất việc, bị người yêu phản bội rồi gặp tai nạn gãy cả tay và chân. Tổn thương nặng nề cả thể chất và tâm hồn, cô suy sụp đến mức không muốn tiếp tục sự sống của mình nhưng cuối cùng đã được chữa lành bởi sự chăm sóc đầy tử tế như tình thân của đội ngũ nhân viên y tế thông qua hình ảnh người điều dưỡng tận tâm.
Sự điềm tĩnh, thái độ nhẫn nại, sự kiên trì chăm sóc tận tụy và nụ cười gần gũi mà tinh tế của điều dưỡng Hiền đã làm thay đổi tâm lý của bệnh nhân Xuân, từ thất vọng đến mức cự tuyệt mọi sự chăm sóc cho đến bừng tỉnh để chấp nhận thực tại vĩnh viễn mất đi đam mê với ballet của cô và quyết định tiếp tục sống…
Điều dưỡng Hiền (do nghệ sĩ Ái Như thủ vai) vẫn ân cần chăm sóc cô gái trẻ như người thân bất chấp thái độ gay gắt của Xuân (bệnh nhân do Ngọc Xuân thủ vai). Dần dà, chính sự tận tụy và đồng cảm của điều dưỡng Hiền đã giúp Xuân thay đổi, tích cực điều trị để sớm lạc quan trở lại với cuộc sống.
Đây là lần đầu tiên FV đầu tư thực hiện một bộ phim ngắn đậm chất điện ảnh, không theo lối truyền thông thương hiệu như thường thấy. Bà Nguyễn Thị Lệ Thu – Giám đốc tiếp thị và phát triển kinh doanh - Bệnh viện FV, chia sẻ rằng phim ngắn Không hẹn gặp lại là một cách tiếp cận khác biệt nhất từ trước đến nay trong các chiến dịch truyền thông của FV suốt 20 năm qua.
Không hẹn gặp lại vốn dĩ là câu nói thường trực của đội ngũ y bác sĩ FV thốt ra một cách rất tự nhiên và yêu thương khi chia tay một bệnh nhân xuất viện với hàm ý chúc cho bệnh nhân luôn khỏe mạnh sau khi xuất viện.
Đạo diễn Nguyễn Thanh Bình, Bột Creative HUB, đánh giá cao sự tin tưởng của FV vào anh và đội ngũ vì đây là bộ phim đầu tay mà anh làm đạo diễn. Anh chia sẻ đầy cảm xúc: “Nếu như một ai đó được chữa lành khi xem bộ phim này thì ê kíp sẽ rất hạnh phúc. Mục tiêu tối hậu tôi được giao là kể lại một câu chuyện chân thật nhất có thể. Chị Lệ Thu (giám đốc sản xuất dự án) liên tục nhấn mạnh về chữ “đời”. Chị cứ nhắc đi nhắc lại điện ảnh là để mô phỏng cuộc đời, vì đời vốn đã rất đẹp rồi, vậy thì “ngoài đời sao trên phim vậy”. Biên kịch Quang Misen từng đưa vào những chi tiết tăng kịch tính, với những cú lật (twist) táo bạo, sau rốt đều phải bị loại hết, vì chị Lệ Thu nói “ngoài đời nó đâu có đến như thế”.
Khi nhìn lại bộ phim của mình, tôi có cảm giác nó rất gần với một phim tài liệu, vì thực ra những gì nghệ sĩ Ái Như thể hiện trên màn hình chính là sự tái hiện của điều dưỡng Hiền ngoài đời thực, đang làm việc tại FV. Tôi mong đội ngũ bác sĩ, các nhân viên của bệnh viện FV sẽ cảm thấy tự hào về môi trường làm việc của họ, sẽ thấy những gì mình làm hằng ngày đã được tái hiện lên màn ảnh”.
Khi Hàn Quốc liên tục gặt hái "quả ngọt" ở cả lĩnh vực điện ảnh lẫn phim truyền hình với những tác phẩm đình đám như: "Ký sinh trùng" (Parasite), "Hạ cánh nơi anh" (Crash landing on you), "Tầng lớp Itaewon" (Itaewon class)... thì khán giả Việt chỉ có thể ngưỡng mộ và tự hỏi bao giờ phim Việt mới đủ sức kể những câu chuyện hấp dẫn và cuốn hút như thế.
"Quả ngọt" không từ trên trời rơi xuống
Tác phẩm điện ảnh "Ký sinh trùng"của Hàn Quốc giành 4 giải quan trọng của Oscar 92, trong đó có giải Kịch bản gốc xuất sắc dành cho Bong Joon-ho và Han Jin-won.
Phim “Hạ cánh nơi anh” gây sốt ở châu Á và được khán giả Việt yêu thích (nguồn ảnh: Netflix)
Ý tưởng tác phẩm giễu nhại sâu cay về sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội Hàn Quốc này đã được Bong Joon-ho ấp ủ từ năm 2013. Tại thời điểm làm phim "Okja", ông đã bàn giao 15 trang phần đầu "Ký sinh trùng" cho Han Ji-won - người cộng sự đáng tin mà ông từng làm việc trong dự án phim trước đó.
Phim “Ký sinh trùng” làm nên lịch sử ở Oscar 92 bắt đầu từ kịch bản. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)
Han Ji-won bỏ nhiều tháng để gặp gỡ những người làm nghề giúp việc, gia sư, tài xế và trò chuyện với họ. Anh đến thăm, chụp ảnh, quay video clip khu dân cư thuộc tầng lớp thu nhập thấp và cả giàu có quanh Seoul. Từ khối tư liệu khổng lồ, Han Ji-won xây dựng 3 phiên bản kịch bản khác nhau dưới sự nhận xét, điều chỉnh từ phía Bong Joon-ho sau nhiều lần thảo luận.
Khi phim "Okja" ra mắt năm 2017, Bong Joon-ho tập trung cho "Ký sinh trùng" và bắt tay điều chỉnh, hoàn thiện kịch bản. Nỗ lực của họ đã mang đến thành quả lớn lao không chỉ cho tác giả kịch bản, đạo diễn và tác phẩm như chúng ta đều thấy.
Dù không "đổ bộ" màn ảnh ồ ạt như trước nhưng phim truyền hình Hàn Quốc gần đây vẫn tạo được độ hấp dẫn với khán giả Việt qua những tác phẩm đầu tư chỉn chu. "Hạ cánh nơi anh" và phim đang chiếu "Tầng lớp Itaewon" trở thành những phim đang được nhắc đến liên tục trên các phương tiện truyền thông, diễn đàn mạng xã hội với sự náo nức, mong chờ từng tập. Nhiều lời khen dành cho phim, cho diễn xuất tốt của diễn viên nhưng cũng không ít lời khen khâu kịch bản đầy sáng tạo, với những câu chuyện hấp dẫn gần gũi với cuộc sống. "Hạ cánh nơi anh" do Lee Jeong-hyo đạo diễn, Park Ji-eun viết kịch bản chính, nói về chuyện tình đẹp, lý tưởng giữa nữ doanh nhân Hàn Quốc Yoon Se Ri (Son Ye-jin thủ vai) và chàng đại úy quân nhân Bắc Triều Tiên Ri Jung Hyuk (Hyun Bin thủ vai). Dẫu cũng có vài tình tiết phi lý do hư cấu nhưng "Hạ cánh nơi anh" vẫn đủ sức tạo cơn sốt lớn đối với khán giả tại Hàn Quốc và nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều người trong giới cho rằng để làm được điều này, "Hạ cánh nơi anh" có được một kịch bản tốt, mang hơi thở cuộc sống chứ không hoàn toàn chỉ là sự tưởng tượng phi thực tế. Trong đội ngũ viết kịch bản và cố vấn cho phim này có người từng sống ở Bắc Triều Tiên đang cư trú Hàn Quốc. Đó là Kwak Moon-wan, từng phục vụ trong quân đội Bắc Hàn, có giai đoạn học ngành đạo diễn tại Đại học Sân khấu và Nghệ thuật Điện ảnh Bình Nhưỡng. Kwak Moon-wan đóng góp nhiều để giúp tình tiết trong phim hợp lý hơn và bối cảnh quay chân thật hơn. "Hạ cánh nơi anh" được ngợi khen bởi sự khéo léo của ê-kíp biên kịch, cố vấn khi không tô hồng hay bôi đen một phía và thông điệp lớn nhất mà bộ phim mang lại cho người xem là khát vọng thống nhất của người dân hai miền Triều Tiên đã xóa nhòa định kiến trái chiều.
Điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc đã đạt đến một tầm cao vượt khỏi khu vực châu Á. Nền móng cho việc này là họ có những kịch bản rất tốt dù là phim "bom tấn" hay kinh phí ở mức trung bình. Phim Hàn có thể đề cập mọi chủ đề, không rào cản nhưng mọi sáng tạo đều hướng đến số đông chứ không phải chia sẻ tư duy cá nhân rồi bắt mọi người phải cố hiểu điều mình muốn nói như một số phim của Việt Nam sản xuất độc lập. Câu chuyện dù hư cấu đến đâu cũng dựa trên chất liệu đời sống, chân thật, gần gũi với người xem. Với góc nhìn đa dạng về xã hội trong các kịch bản, phim truyền hình và điện ảnh Hàn đã tạo ra những tác phẩm mà phần lớn khán giả ra rạp hoặc xem trên màn ảnh nhỏ đều hài lòng. Nhìn lại điện ảnh và phim truyền hình Việt hôm nay, thật hiếm hoi những kịch bản như thế!
"Nhiều năm trước, Hàn Quốc đã tuyển chọn nhân tài trẻ, đưa sang nước ngoài đào tạo từ đạo diễn, biên kịch, quay phim... đầu tư đồng bộ để có được những ê-kíp có trình độ chuyên nghiệp ở các khâu. Đến nay, sự đầu tư đó mang về thành quả cũng là tất yếu. Biên kịch của Hàn Quốc rất được xem trọng, không bị xem nhẹ như ở Việt Nam, thù lao tác phẩm rất cao. Ở Việt Nam, môi trường không như vậy, các biên kịch trẻ phải kiếm sống với gánh nặng cơm áo, gạo tiền" - biên kịch Châu Thổ lý giải.
"Biên kịch Việt cũng có tình trạng lười sáng tạo, sao chép nơi này một chút, nơi kia một chút rồi "xào nấu" lại. Những tác phẩm không bám vào đời sống xã hội thường thiếu chân thật, không thuyết phục được khán giả. Thêm vào đó, cái khó của biên kịch Việt còn là cơ chế kiểm duyệt, vấn đề kinh phí đầu tư hạn chế từ phía nhà sản xuất, nhà đài. Biên kịch luôn phải tự kiềm chế sáng tạo vì biết có đưa vào thì nhà sản xuất cũng yêu cầu cắt hoặc điều chỉnh do tốn nhiều kinh phí" - biên kịch Thanh Hương bày tỏ.
Một số nhận định cho rằng nhiều biên kịch Việt thiếu vốn sống, ít trải nghiệm nên các câu chuyện kể của họ dần xa rời thực tế, kịch bản sáng tác đi vào lối mòn, thiếu sáng tạo. Đó là lý do vì sao không ít phim dành cho người trẻ nhưng lại bị người trẻ quay lưng, không tìm được sự đồng cảm.
Khi được trả về đúng vị trí vốn có
Thiếu nguồn sáng tạo, thiếu chất liệu cuộc sống, nhiều phim điện ảnh lẫn truyền hình chọn cách Việt hóa, chuyển thể từ văn học, lịch sử... Nhưng hẳn nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn này thì về lâu dài, phim Việt sẽ rơi vào tình trạng một màu, thiếu đa dạng, không phản ánh xã hội hiện đại.
Các nhà biên kịch trẻ Việt tin rằng khi biên kịch được trả về đúng vị trí và giá trị vốn có được coi trọng thì những kịch bản ấn tượng sẽ xuất hiện. Nó sẽ khác so với hiện nay là biên kịch trông chờ sự đặt hàng từ phía nhà sản xuất mà đôi lúc nhà sản xuất thiếu cái tầm, chỉ chạy theo xu hướng chung của thị trường.