Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để lưu trữ chuyển đổi, xử lý, bảo vệ, truyền và thu thập thông tin. Mục đích của việc làm này là phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần mềm, phần cứng để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Người vận hành những công việc này được gọi là IT (viết tắt của Information Technology).
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin
Theo các báo cáo thì sinh viên ngành Công nghệ thông tin ra trường 100% có việc làm đúng chuyên môn. Hơn nữa, các bạn còn luôn được săn đón với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với nhiều đãi ngộ vô cùng hấp dẫn.
100% sinh viên ngành Công nghệ thông tin ra trường có việc làm đúng chuyên ngành
Dưới đây là những công việc nổi bật được sinh viên ngành Công nghệ thông tin lựa chọn nhiều nhất:
– Lập trình viên phần mềm tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp quốc dân và tư nhân. Các bạn chính là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm với tính ứng dụng vượt trội theo thời gian.
– Chuyên viên kiểm duyệt chất lượng phần mềm, trực tiếp thực hiện công việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra, nhằm tìm ra những lỗi và đề xuất những ý kiến để phát triển phần mềm tốt nhất.
– Chuyên viên thực hiện công tác phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, quản lý dữ liệu, kỹ thuật phần cứng máy tính…
– Chuyên gia quản lý, điều phối, kinh doanh các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
– Giảng viên, nghiên cứu viên về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo, trung tâm, viện nghiên cứu.
Qua bài review chi tiết về ngành Công nghệ thông tin của Đại học Sư phạm Hà Nội các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này rồi đúng không. Mong rằng với những thông tin trên đã giúp các bạn đưa ra được quyết định chọn ngành, chọn trường phù hợp với mình nhất.
Ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin và cách mạng 4.0 trên thế giới cũng như tại Việt Nam khiến nguồn lao động trong ngành này trở nên khan hiếm. Sinh viên khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường lao động nội địa, khu vực và quốc tế do đó sẽ có nhiều cơ hội việc làm, học tập nâng cao trình độ và phát triển bản thân. Người học có thể làm việc tại các vị trí như:
– Chuyên viên tư vấn phần mềm, kỹ sư cầu nối, chuyên viên chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Công nghệ thông tin Nhật bản.
– Lập trình viên, nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống thông tin quản lý.
– Cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
– Nghiên cứu chuyên sâu về ngành Công nghệ thông tin tại các viện nghiên cứu.
– Giảng viên đại học về ngành Công nghệ thông tin tại các trường đại học.
Ngành Công nghệ thông tin hứa hẹn là ngành học vô cùng “hot” trong thời điểm hiện tại và trong tương lai được nhiều học sinh và phụ huynh chọn lựa. Đừng ngần ngại mà bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp tương sáng này nếu bạn đam mê và yêu thích ngành Công nghệ thông tin nhé.
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ
Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo quy định.
Chương trình học tập: Xem chi tiết tại đây
Ngành Công nghệ Thông tin tại Trường Đại học Mở Hà Nội cung cấp cho sinh viên một nền tảng vững chắc và toàn diện, trang bị kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ thông tin như Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và An toàn hệ thống, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo. Với một chương trình học được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để định hình tương lai công nghệ.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin có thể nắm giữ các vai trò chủ chốt trong việc đề xuất, phát triển, vận hành, đảm bảo an toàn, đánh giá các giải pháp, sản phẩm CNTT hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0 và góp phần thúc đẩy phát triển của các ngành nghề và xã hội.
Sinh viên được học tập trong môi trường tốt, hiện đại; được tiếp cận các trang thiết bị, hệ thống máy tính hiện đại. Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động, chương trình, các cuộc thi về công nghệ và các sân chơi nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp nhằm áp dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tế.
Công nghệ Thông tin ngày càng phát triển, có vị trí trọng yếu trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng, khoa học công nghệ … đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số, sản xuất thông minh và kinh tế tri thức mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn cho sinh viên tốt nghiệp từ HOU. Từ vị trí lập trình viên, nhà phân tích hệ thông, đến chuyên gia an ninh mạng, cánh cửa tới sự nghiệp thành công luôn mở rộng chào đón những tài năng mới. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm ít nhất một trong số các công việc sau:
Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm
Phân tích nghiệp vụ, Phân tích và thiết kế hệ thống
Thiết lập và Quản trị hệ thống, Mạng
Phát triển hệ thống thông minh/ trí tuệ nhân tạo
Đảm bảo an ninh mạng/ an toàn hệ thống.
Công nghệ Thông tin (CNTT) là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nó không chỉ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng CNTT vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đã, đang và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ CNTT có vai trò rất lớn trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội - đặc biệt là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tác động đến toàn thế giới hiện nay.
1. Thời gian đào tạo : Chỉ từ 2.2 - 3 năm (tùy đối tượng đầu vào)
2.Hình thức đào tạo: Tín chỉ (tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học), học viên có thể lựa chọn thời gian học, giảng viên, tiến độ, chuyên ngành phù hợp với năng lực và nguyện vọng.
3.Bằng cấp: Cử nhân Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin đào tạo tạo các cử nhân CNTT có trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên sâu để nghiên cứu, xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.
Sinh viên học ngành CNTT được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ…
Đặc biệt, sinh viên ngành CNTT được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện; đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt các vị trí công việc trong thực tiễn, có khả năng chuyên môn hóa cao và năng lực thích ứng với sự phát triển của công nghệ tốt.
Kỹ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng
Kỹ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng
Kỹ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI, …
Kỹ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA)
Kỹ sư quản trị CSDL, làm việc với dữ liệu lớn (Big Data)
Nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện CNTT
Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX)
Quản trị, vận hành hệ thống, hỗ trợ khách hàng…
Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác
Tốt nghiệp phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ
Sinh viên tốt nghiệp nhận Bằng Cử nhân Công nghệ thông tin do Trường Đại học Mở Hà Nội cấp, không ghi hình thức đào tạo và được Bộ GD&ĐT công nhận giá trị.
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Mở Hà Nội sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp trong các khóa học, bồi dưỡng nâng cao trong và ngoài nước; học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành theo nhu cầu cá nhân; học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) các chuyên ngành có liên quan trong và ngoài nước.