Hợp Đồng Dịch Vụ Và Hợp Đồng Lao Động Khác Nhau Như Thế Nào

Hợp Đồng Dịch Vụ Và Hợp Đồng Lao Động Khác Nhau Như Thế Nào

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Đây là các câu hỏi mà QMC tham gia trả lời trên trang của Hội Kế toán Hành nghề Việt Nam (VICA) mời các Quý vị tham khảo.

Tôi tên là Bùi Trung Kiên, hiện đang làm kế toán doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Bình. Trường hợp của tôi cụ thể như sau: Tôi đã có chứng chỉ kế toán trưởng, chưa có chứng chỉ hành nghề kế toán.

Hiện chủ doanh nghiệp của tôi có sở hữu 03 công ty TNHH (02 công ty TNHH 2 TV trở lên – tạm gọi là công ty A và B – và 01 công ty TNHH 1 TV).

– Công ty TNHH 1TV mới thành lập tháng 05/2015 và tôi được bổ nhiệm làm kế toán trưởng. Đến hết năm 2015, công ty này thông báo tạm ngừng hoạt động 1 năm tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với công ty này từ tháng 11/2015. Kể từ tháng 11/2015 đến khi tạm ngừng hoạt động, công ty chưa bổ nhiệm kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán và cũng chưa có kế toán viên. Kể từ khi thành lập đến hết năm 2015, công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh, chỉ phát sinh nghiệp vụ kế toán đóng thuế môn bài, mua chữ ký số khai thuế + BHXH điện tử và trả lương cho giám đốc và tôi – kế toán trưởng. Tôi đã làm mẫu tờ khai thông báo thay đổi thông tin kế toán trưởng gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp với nội dung để trống vị trí thông tin kế toán trưởng mới do chưa tìm được người bổ nhiệm thay thế tôi. Bộ phận một cửa của cơ quan thuế đã trả lại luôn cho tôi tờ thông báo đó và nói khi nào có kế toán trưởng mới thì hãy gửi thông báo đó cho cơ quan thuế.

– Hai công ty TNHH 2TV trở lên (A và B) là hai công ty liên kết với nhau (công ty A được thành lập, liên doanh với cá nhân nước ngoài để thành lập công ty B và sở hữu 20% vốn điều lệ của công ty B. Công ty B được thành lập nhằm phục vụ mục đích đầu tư vào một dự án. Hiện dự án mới xong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa thực hiện đầu tư nên hầu như cả hai công ty này chưa phát sinh hoạt động kinh doanh). Sau khi tôi chấm dứt HĐLĐ với công ty TNHH 1TV trên vào tháng 11/2015 thì tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng cho công ty B và tôi cũng ký HĐLĐ thời vụ làm phụ trách kế toán cho công ty A. Tôi làm kế toán cho hai công ty này hiện không hưởng lương do tôi có thỏa thuận với chủ doanh nghiệp trong HĐLĐ là khi nào dự án triển khai xây dựng thì tôi mới nhận lương của họ.

Hết năm 2015, tôi làm BCTC cho cả 3 công ty trên và đều ký tại vị trí người lập biểu và kế toán trưởng trên BCTC của cả 3 công ty (do hiện chỉ có một mình tôi làm kế toán), tạm hiểu ở đây là tôi đang làm kế toán cho nhiều công ty cùng một lúc. Theo tôi tìm hiểu Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 hiện đang có hiệu lực pháp lý (do Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực pháp lý) thì tôi thấy có một điểm chưa rõ ràng và mâu thuẫn với Luật lao động hiện hành đối với trường hợp làm kế toán cho nhiều công ty như tôi (kể cả làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán và kế toán viên).

Theo Luật lao động hiện hành thì tôi có quyền giao kết HĐLĐ với nhiều công ty, trong đó 1 công ty ký HĐLĐ có thời hạn hoặc không xác định thời hạn và các công ty khác ký HĐLĐ loại khác miễn sao tôi phải hoàn thành công việc giao kết trong HĐLĐ và nếu có phát sinh thu nhập chịu thuế thì tôi phải đóng thuế TNCN theo quy định Luật thuế TNCN. Tổng thu nhập của tôi chưa phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành.

Tôi đang hiểu trường hợp của tôi rơi vào quy định của Luật lao động chứ không phải quy định của Luật kế toán đối với trường hợp giao kết HĐLĐ làm kế toán cho nhiều công ty (do tôi không đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán). Khoản 11 điều 4 Luật kế toán  năm 2003 có hiệu lực pháp lý hiện hành quy định:  “Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện dịch vụ kế toán”. Vậy nên tôi hiểu chứng chỉ hành nghề kế toán ở đây là một loại giấy chứng nhận được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân có đủ chuyên môn kế toán và có điều kiện để đi làm dịch vụ kế toán. Tôi không đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán thì tôi không cần chứng chỉ hành nghề kế toán. Tôi làm kế toán cho chủ sử dụng lao động theo HĐLĐ và tôi có thu nhập chịu thuế thì tôi đóng thuế TNCN. Nếu tôi làm kế toán cho chủ sử dụng lao động  theo HĐLĐ hai bên đã ký kết (kể cả cho một hay nhiều công ty) là “hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán” như Luật kế toán quy định thì tôi phải có chứng chỉ hành nghề kế toán. Như thế thì lại bất cập trong trường hợp tôi mới tốt nghiệp ra trường đi làm kế toán cho một công ty thì tôi cũng phải có chứng chỉ hành nghề kế toán rồi tôi mới được làm kế toán cho công ty ấy hay sao?  Trong khi tôi mới tốt nghiệp ra trường, chưa có chút kinh nghiệm thực tế nào về kế toán (hay nói cách khác là chưa đủ điều kiện làm dịch vụ kế toán) mà yêu cầu tôi muốn đi làm phải có chứng chỉ hành nghề kế toán, vô hình trung bằng cử nhân kế toán và chứng chỉ kế toán trưởng có phải là dư thừa không? Nếu yêu cầu như thế thì tại sao không để một sinh viên học đại học xong, ra trường đi làm thực tế 05 năm rồi tổ chức cho anh ta thi luôn chứng chỉ hành nghề kế toán có phải hay hơn và tiết kiệm hơn là yêu cầu anh ta thi tốt nghiệp rồi ra đi làm, sau đó yêu cầu anh ta thi chứng chỉ kế toán trưởng và chứng chỉ hành nghề kế toán?

Trên đây là ý kiến đóng góp của tôi. Nếu có gì chưa đúng thì mong ban tư vấn góp ý chỉnh sửa bổ sung giúp tôi. Và hơn hết, tôi mong Ban tư vấn vui lòng tư vấn giúp trường hợp của tôi phải xử lý như thế nào cho đúng cả Luật kế toán và Luật lao động? Nếu tôi vi phạm thì sẽ bị xử lý hành chính hay bị xử lý hình sự? Xin chân thành cảm ơn Ban tư vấn!

Thay mặt Ban Nghiên cứu Pháp Luật & Tư vấn VICA xin cảm ơn bạn đã nêu một vấn đề rất thú vị!

Trước tiên phải khẳng định vấn đề bạn hỏi có liên quan tới nhiều lĩnh vực và các khái niệm cơ bản của nhiều bộ Luật như Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kế toán… VICA là hội nghề nghiệp của những người làm kế toán chuyên nghiệp, không kỳ vọng sẽ làm thỏa mãn mong muốn của bạn như khi bạn hỏi các Luật sư. Vả lại mô tả của bạn vẫn mang tính 1 chiều chưa rõ hết các yếu tố mà chúng tôi cần biết, vậy nên câu chuyện này chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi thôi nhé!

(Mong bạn lưu ý đến các phần chữ đậm nghiêng sau đây)

Theo điều 15 Luật Lao động số 10/2012/QH13 (Sau đây gọi tắt là Luật Lao động) thì:

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Theo đó tại Điều 3 Luật Lao động thì khái niệm “Người lao động“ được hiểu như sau:

Mặt khác, theo Điều 518 Luật Dân sự số 33/2005/QH11 (Sau đây gọi tắt là Luật Dân sự) thì:

Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Bạn có thể tham khảo thêm các điều từ 519 đến 523 Luật Dân sự liên quan đến Hợp đồng Dịch vụ. Tại Điều 79 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 (Sau đây gọi tắt là Luật Thương mại) thì:

“Điều 79. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó.”

Tại Điều 44 Nghị định 129/2004/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán:

“Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hành nghề kế toán

Căn cứ khoản 5 Điều 56 của Luật Kế toán, tổ chức và cá nhân hành nghề kế toán có trách nhiệm sau:

Như vậy, “Hợp đồng Lao động” khác so với “Hợp đồng Dịch vụ” ở chỗ:

Tóm lại là có thể phân biệt dễ dàng giữa hai loại hợp đồng với nhau nếu có đủ các thông tin cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm sự giống và khác nhau giữa “Hợp đồng lao động” với “Hợp đồng Dịch vụ” thông qua các tiêu chí sau:

Tại Điều 22 Luật Lao động về phân loại hợp đồng lao động:

“Điều 22. Loại hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Kế toán là một nghề nghiệp có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trờ lên. Điều này chắc không cần phải bàn cãi. Do vậy không được giao kết hợp đồng lao động làm kế toán thời hạn dưới 12 tháng.

Đối chiếu các quy định của pháp luật với mô tả của bạn, tôi có vài nhận xét sau:

Và như vậy, theo quan điểm của tôi, sẽ không thể có việc 1 cá nhân ký hợp đồng lao động về công việc kế toán với nhiều người sử dụng lao động. Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân đó chỉ có thể cung cấp dưới dạng “Dịch vụ kế toán” cho nhiều khách hàng mà thôi. Và để được cung cấp “Dịch vụ kế toán” thì cá nhân đó phải đáp ứng được Điều 55 của Luật Kế toán bạn nhé.

Ngoài ra, theo khoản 1, Điều 3 Luật Thương mại:

“1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Như vậy “cung ứng dịch vụ” chính là “hoạt động thương mại” và “người cung ứng dịch vụ” phải là “thương nhân”.

Theo khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại thì:

“1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

Chúc bạn đồng nghiệp luôn vui khỏe và thành công!

Bản quyền bài viết thuộc về QMC – Dịch vụ kế toán Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: http://qmc.vn