1. Kiến thức: 1.1. Kiến thức chung:- Sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật được trang bị đầy đủ kiến thức của các lĩnh vực như: Văn học, Mỹ học, Xã hội, Lịch sử, Triết học... nhằm nâng cao khả năng lý luận và tư duy sáng tạo mỹ thuật, tuy nhiên để có sự tập trung cần có sự chọn lọc các khối lượng kiến thức cho phù hợp:- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc trang bị hệ thống lý luận và mối quan hệ hữu cơ giữa các môn học giáo dục chuyên nghiệp, vận dụng tổng hợp các kiến thức nền tảng trong quá trình sáng tạo mỹ thuật. - Nắm vững các kiến thức về phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn, tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. 1.2. Kiến thức chuyên ngành:- Mỹ thuật ngày nay trở thành một lĩnh vực rộng lớn và trở thành phương diện của văn hóa, hơn lúc nào hết, mỹ thuật ngày nay gắn bó chặt chẽ với các quan hệ xã hội. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống con người đều có sự tham gia của Mỹ thuật. - Ngành sư phạm Mỹ thuật đào tạo sinh viên có trình dộ sáng tạo và khả năng truyền thụ kiến thức, vì vậy sinh viên cần đựoc tiếp cận tất cả các loại hình nghệ thuật thị giác, sau đó lựa chọn chuyên ngành chính để đi sâu nghiên cứu thể nghiệm. 2. Kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp- Trong quá trình học tập, yêu cầu sinh viên phải tích cực trau dồi kiến thức, nuôi dưỡng cảm xúc, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn, người học không chỉ tìm tòi sáng tạo ý tưởng, phát triển hệ thống lý luận mà còn nghiên cứu sâu tính năng của các chất liệu sử dụng để thể hiện tác phẩm có hiệu quả cao về kỹ thuật xử lý chất liệu. - Một tác phẩm được đánh giá tốt yêu cầu phải đạt được các yếu tố sau:+ Tác phẩm có ý tưởng sâu sắc (tư duy sáng tạo)+ Tác phẩm biểu đạt về mặt cảm xúc (trái tim rung động)+ Tác phẩm có kỹ thuật thể hiện cao (đôi tay điêu luyện)Thể hiện tất cả những điều này tác phẩm mới đạt được giá trị biểu cảm cao.- Riêng đối với ngành Sư phạm Mỹ thuật sinh viên phải có kỹ năng sư phạm, hay nói cách khác là khả năng giáo dục nghệ thuật, để làm được điều này, trong quá trình học tập sinh viên phải thực hiện các bài giảng, thuyết trình thông qua hình thức tổ chức họat động dạy học nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy sư phạm, tham gia thâm nhập thực tế bằng các hình thức thực địa, tham quan. Phát triển khả năng đánh giá và diễn dịch tác phẩm của mình và của người khác để hoàn thiện hơn về nghiệp vụ sư phạm.3. Thái độ và hành vi:- Sinh viên ngành Sư phạm mỹ thuật được đào tạo để trở thành nhà giáo dục nghệ thuật, vì vậy ngoài tố chất của một họa sĩ phải có tố chất của người thầy. Vai trò của người thầy giáo đối với xã hội vô cùng to lớn, vai trò của những người giảng dạy về nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng lại càng nặng nề hơn, giảng dạy mỹ thuật là tạo môi trường thẩm mỹ cho xã hội, trong chiến lược phát triển con người một cách toàn diện việc giáo dục nghệ thuật đóng vai trò quan trọng. Làm cách nào để truyền đạt kiến thức một cách hiểu quả và có sức thuyết phục? điều đó đòi hỏi người làm công tác giáo dục nghệ thuật phải luôn luôn nghiên cứu học tập sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp và tâm lý ứng xử chuẩn mực, nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn hết sức khách quan.4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp: Trên thực tế hiện nay sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật tham gia công tác hầu hết tại các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân có đào tạo về mỹ thuật hoặc thực hiện các công việc liên quan đến mỹ thuật như:- Các Trường Đại học có đào tạo nhành Mỹ thuật (Đại học Sư phạm, Đại học Kiến trúc, Đại học Mỹ thuật...)- Các Trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước- Các trường Trung học phổ thông- Các cơ quan phát triển công nghệ thông tin- Các trung tâm thiết kế, quảng cáo- Các hoạt động tư nhân (Phòng trưng bày tác phảm mỹ thuật - Gallery).Với xu hướng phát triển Mỹ thuật trong xã hội hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật có thể tham gia công tác tại nhiều cơ quan quan, đặc biệc là các cơ quan giáo dục có đào tạo ngành học về Mỹ thuật.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệpSinh viên sau khi ra trường đang công tác tại các trường đại học có thể nâng cao kiến thức dưới các hình thức như:- Tham gia học sau đại học - Tham gia các chương trình hoạt động Mỹ thuật trong và ngoài nước
DANH SÁCH CÁC GIÁO SƯ / PHÓ GIÁO SƯ / TIẾN SĨ CƠ HỮU (Trường Đại học Y Dược)
- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Nghệ thuật - Mã ngành: 1260/QĐ-ĐHH - Tên chương trình đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ mỹ thuật liên kết giữa Trường Đại học Nghệ thuật Đại học Huế và Trường Đại học Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng Mahasarakham, Thái Lan.